Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Cảnh giác khi vay tín chấp tại các công ty tài chính "ma"

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều dịch vụ vay tiêu dùng tại các công ty tài chính. Việc các công ty tài chính cho vay tiêu dùng không thế chấp là hoạt động cho vay hợp pháp. Người vay tiền cũng như cho vay tiền được pháp luật bảo vệ. hợp đồng vay tiền được lập theo mẫu của Ngân hàng Nhà nước quy định.
Điểm chung của vay tín chấp là người vay đáp ứng được các yếu tố: Có chứng minh thư nhân dân; chứng minh thu nhập có xác nhận của ngân hàng hoặc đơn vị trả lương; Hóa đơn tiền điện, nước; Bản ký kết vay với công ty tài chính về mức lãi suất cũng như các điều khoản khác là có thể nhận được tiền trong vòng 24h.

vay tin chap cong ty tai chinh

Cảnh giác vay tiêu dùng cá nhân tại các công ty tài chính "ma"
Tuy nhiên vay tín chấp ngân hàng hay vay tiêu dùng cá nhân tại các công ty tài chính, quan trọng nhất là vấn đề lãi suất. Trước đây có quy định không được cho vay quá 150% lãi suất trần của ngân hàng, tuy nhiên hiện nay do áp dụng các điều khoản của Luật các Tổ chức tín dụng, lãi suất được thả nổi, tùy điều kiện đảm bảo. Chính vì vậy, lãi suất cho vay tín chấp hiện nay thường từ 30% tới 70%/năm. Vì vậy, người đi vay tín chấp cần suy xét kỹ trước khi ký hợp đồng.
Thông thường, lãi suất cho vay tín chấp sẽ cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay có tài sản thế chấp, bởi rủi ro từ vay tín chấp cao hơn vay thế chấp. Có 2 cách tính lãi suất vay tín chấp và tùy theo mỗi công ty tài chính sẽ đưa ra cách tính như thế nào. Đó là lãi suất cố định ban đầu tính trên tổng số dư nợ gốc ban đầu khách hàng vay và tính cố định hàng tháng đến khi hết hợp đồng.
Nếu công ty tài chính tính lãi suất theo dư nợ giảm dần thì lãi suất phải trả sẽ giảm tương ứng với số tiền gốc còn nợ. Trên thực tế, dù chọn cách nào thì công ty tài chính cũng sẽ tính 2 mức lãi suất này tương đương với nhau, nên tổng số tiền người vay phải trả cũng tương đương nhau. Tuy nhiên, nắm rõ và lựa chọn cách tính giúp người vay chủ động hơn trong việc trả nợ phù hợp với thu nhập hàng tháng của mình. Tuy nhiên, ngoài việc tìm hiểu kỹ về lãi suất và cách tính cho vay tín chấp của các công ty tài chính, người vay cũng nên đọc kỹ hợp đồng với những điều khoản chi tiết khác như mức phạt trả nợ trễ hạn, phí thanh toán trước hạn hay điều kiện làm mới hợp đồng…
Thời gian cho vay tín chấp thông thường từ 12 – 60 tháng, tùy theo người vay và khoản vay. Theo quy định chung, mức phí trả nợ trễ hạn của các công ty tài chính đều tính bằng 150% lãi suất vay vốn với khoản tiền trả chậm. Riêng mức phí trả trước hạn thông thường từ 2 – 5%/số tiền nợ gốc còn lại.
Một chuyên gia tài chính khuyến cáo nếu quá ham hố những điều kiện vay vốn dễ dãi này, nhiều người dân có thể rơi vào “bẫy tài chính” với mức lãi suất quá cao bởi nghĩ rằng kiểu vay này “chẳng mất gì”. Vị chuyên gia này phân tích: “Bình thường có thể cũng không quá cần vay tiền nhưng khi được mời mọc, họ lại nảy sinh những nhu cầu mới. Nhiều người đã vỡ nợ hoặc mất hết lương hàng tháng chỉ để trả lãi và gốc mà không còn tiền sinh hoạt”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét