Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Bẫy vay tiêu dùng cho sinh viên vay

Xã hội phát triển kéo theo rất nhiều những loại hình cho vay nặng lãi trá hình với mỹ từ vay tiêu dùng
Ngoài ra thì xung quanh các trường đại học lớn sự bủa vây của dịch vụ này cũng như một ma trận, khách khứa nườm nượp. Thậm chí có nơi chu đáo còn xếp ghế nhựa cho khách sinh viên ngồi đợi vay tiền ngoài vỉa hè thành hàng dài như xếp hàng mua iPhone đời mới bên Mỹ.
Nghề cho vay, cầm đồ, cho bốc hụi… là một thứ nghề siêu lợi nhuận. Nếu tính theo mức lãi "sàn"  tại các cửa hàng kinh doanh có điều kiện này trên địa bàn Hà Nội là 1.500 đồng/1 triệu/1 ngày, có nghĩa là 4,5%/tháng hay 54%/năm.
Đó là thế chấp có tài sản "tươi" chính chủ, còn "mã cho vay" tín chấp hay thể loại vay mạo hiểm tiềm tàng nguy cơ trốn mất sẽ dao động từ 3.000 đến 10.000 đồng/triệu/ngày.
Nhìn mặt tính lãi, càng mạo hiểm lãi suất càng cao, nhất là thể loại siêu nhân lô đề cờ bạc, cá độ đá bóng…
Họ cạnh tranh nhau khốc liệt, đua nở các gói dịch vụ hấp dẫn như các nhà mạng điện thoại di động hay làm. Tỷ dụ như uyển chuyển trong "cơ chế" cho vay, giảm lãi suất, cho vay không cần thế chấp…
Nhưng sự thật đằng sau những tờ rơi quảng cáo nhan nhản cho vay tiền dễ như nhặt cái ống bơ ngoài vỉa hè như thế nào thì có lẽ phải đi vay thử mới biết.

Tôi đỗ đèn đỏ trên đường Giải Phóng và được một bạn sinh viên  đi làm thêm gí tận tay tờ rơi quảng cáo dịch vụ mang tên đầy nhân văn Hỗ trợ sinh viên vượt khó, trụ sở cách cổng Trường đại học Kinh tế quốc dân vài trăm mét trong một ngõ nhỏ phố Vọng.
Cụ thể cái giúp vượt khó là cho (giúp) sinh viên được cho vay tiêu dùng cá nhân không cần thế chấp tài sản để học tập hay tiêu xài cá nhân thì khó có thể biết.
Tôi lại loay hoay mất 2 ngày để kiếm quanh họ hàng mới ra được một ông cháu có đủ điều kiện vay tiền là có thẻ sinh viên, học từ năm thứ 2 trở đi với học lực khá và có chứng minh nhân dân bản gốc.
Chúng tôi xếp hàng sau khoảng gần một chục vị sinh viên, nam nữ đủ cả, mặt mũi ngơ ngác non tơ sau bàn kiểm định thủ tục.
Ngồi tiếp khách bên chiếc máy tính hiện đại là một vị hảo hán khá trẻ với xanh lè mực xăm trổ từ mu bàn tay đến mép tai, đầu rồng vọt lên tận cổ áo.

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Cảnh giác khi vay tín chấp tại các công ty tài chính "ma"

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều dịch vụ vay tiêu dùng tại các công ty tài chính. Việc các công ty tài chính cho vay tiêu dùng không thế chấp là hoạt động cho vay hợp pháp. Người vay tiền cũng như cho vay tiền được pháp luật bảo vệ. hợp đồng vay tiền được lập theo mẫu của Ngân hàng Nhà nước quy định.
Điểm chung của vay tín chấp là người vay đáp ứng được các yếu tố: Có chứng minh thư nhân dân; chứng minh thu nhập có xác nhận của ngân hàng hoặc đơn vị trả lương; Hóa đơn tiền điện, nước; Bản ký kết vay với công ty tài chính về mức lãi suất cũng như các điều khoản khác là có thể nhận được tiền trong vòng 24h.

vay tin chap cong ty tai chinh

Cảnh giác vay tiêu dùng cá nhân tại các công ty tài chính "ma"
Tuy nhiên vay tín chấp ngân hàng hay vay tiêu dùng cá nhân tại các công ty tài chính, quan trọng nhất là vấn đề lãi suất. Trước đây có quy định không được cho vay quá 150% lãi suất trần của ngân hàng, tuy nhiên hiện nay do áp dụng các điều khoản của Luật các Tổ chức tín dụng, lãi suất được thả nổi, tùy điều kiện đảm bảo. Chính vì vậy, lãi suất cho vay tín chấp hiện nay thường từ 30% tới 70%/năm. Vì vậy, người đi vay tín chấp cần suy xét kỹ trước khi ký hợp đồng.
Thông thường, lãi suất cho vay tín chấp sẽ cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay có tài sản thế chấp, bởi rủi ro từ vay tín chấp cao hơn vay thế chấp. Có 2 cách tính lãi suất vay tín chấp và tùy theo mỗi công ty tài chính sẽ đưa ra cách tính như thế nào. Đó là lãi suất cố định ban đầu tính trên tổng số dư nợ gốc ban đầu khách hàng vay và tính cố định hàng tháng đến khi hết hợp đồng.
Nếu công ty tài chính tính lãi suất theo dư nợ giảm dần thì lãi suất phải trả sẽ giảm tương ứng với số tiền gốc còn nợ. Trên thực tế, dù chọn cách nào thì công ty tài chính cũng sẽ tính 2 mức lãi suất này tương đương với nhau, nên tổng số tiền người vay phải trả cũng tương đương nhau. Tuy nhiên, nắm rõ và lựa chọn cách tính giúp người vay chủ động hơn trong việc trả nợ phù hợp với thu nhập hàng tháng của mình. Tuy nhiên, ngoài việc tìm hiểu kỹ về lãi suất và cách tính cho vay tín chấp của các công ty tài chính, người vay cũng nên đọc kỹ hợp đồng với những điều khoản chi tiết khác như mức phạt trả nợ trễ hạn, phí thanh toán trước hạn hay điều kiện làm mới hợp đồng…
Thời gian cho vay tín chấp thông thường từ 12 – 60 tháng, tùy theo người vay và khoản vay. Theo quy định chung, mức phí trả nợ trễ hạn của các công ty tài chính đều tính bằng 150% lãi suất vay vốn với khoản tiền trả chậm. Riêng mức phí trả trước hạn thông thường từ 2 – 5%/số tiền nợ gốc còn lại.
Một chuyên gia tài chính khuyến cáo nếu quá ham hố những điều kiện vay vốn dễ dãi này, nhiều người dân có thể rơi vào “bẫy tài chính” với mức lãi suất quá cao bởi nghĩ rằng kiểu vay này “chẳng mất gì”. Vị chuyên gia này phân tích: “Bình thường có thể cũng không quá cần vay tiền nhưng khi được mời mọc, họ lại nảy sinh những nhu cầu mới. Nhiều người đã vỡ nợ hoặc mất hết lương hàng tháng chỉ để trả lãi và gốc mà không còn tiền sinh hoạt”.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Lợi nhuận doanh nghiệp không trả nổi nợ vay ngân hàng lãi suất cao

Với tình hình hiện nay thì lãi suất cho vay thế chấp trung bình 8% hiện nay, các chuyên gia kinh tế cho rằng lợi nhuận một doanh nghiệp kiếm được từ các khoản vay tín chấp, vay thế chấp hoặc vay tiêu dùng thêm vẫn chưa đủ trang trải chi phí vốn, chưa nói đến mở rộng đầu tư kinh doanh cần phải có một số vốn thật sự lớn.
Điều này có nghĩa, nếu một doanh nghiệp hiệu quả hoạt động ở mức trung bình trên thị trường, thì lợi nhuận kiếm được từ các khoản vay thế chấp, vay tín chấp thêm sẽ không đủ để trả nợ, sớm hay muộn họ phải thu hẹp quy mô. Như vậy là cản trở đầu tư chứ không mở rộng sản xuất.
Thật sự theo ước tính hiện nay thì nếu lãi suất cho vay tiêu dùng thực dương tăng thêm 1%, tỷ lệ đầu tư trên GDP sẽ giảm khoảng 0,76%. Do đó, ông mong muốn lãi suất cần hạ thêm thay vì tăng trở lại như thời gian gần đây.
Rất nhiều doanh nghiệp mong muốn không chỉ lãi suất tiếp tục hạ mà tỷ giá cũng nên điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu tình hình tăng trưởng hiện nay tốt, lạm phát cũng tốt nhưng nội lực của doanh nghiệp chưa thực sự ổn.
Tín dụng 6 tháng đầu năm tăng 6,28% so với đầu năm trong khi huy động vốn chỉ tăng 4,58%. Theo ông Nguyễn Đức Độ, đây là dấu hiệu cho thấy có sự căng thẳng về cung - cầu trên thị trường vốn. Không chỉ vậy, tổng phương tiện thanh toán 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 5,09% - tăng thấp hơn mức 6,37%. Số liệu này, doanh nghiệp đề xuất rằng Ngân hàng Nhà nước chưa sẵn sàng hạ lãi suất vì muốn hỗ trợ cho tỷ giá.



Về mặt lý thuyết, việc giữ lãi suất cao có thể giữ được tỷ giá nhưng lại tạo nên chi phí lớn như đầu tư giảm, đà phục hồi bị chậm lại, giảm phát có thể xảy ra. Bên cạnh đó, mục tiêu ổn định tỷ giá để khống chế nợ công có thể bị thách thức khi tăng trưởng GDP và lạm phát thấp khiến thu ngân sách bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, lãi suất cao cũng khiến chi phí huy động vốn của Chính phủ tăng cao.
Nếu nhìn nhận vào sự việc thì nên nhìn về hai phía, vừa là đầu tư, vừa tiêu dùng. Tiếp tục hạ lãi suất vay tín chấp ngân hàng cho nhà đầu tư thì lãi của người gửi tiền sẽ giảm trong khi với nhiều người, đặc biệt là dân Hà Nội, đội ngũ hưu trí sống nhờ tiền tiết kiệm rất nhiều. Lãi suất giảm thì đồng nghĩa thu nhập của nhiều người sẽ giảm.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước từng phát đi thông điệp nhất định sẽ duy trì tỷ giá từ nay đến cuối năm. Đồng thời, theo cơ quan này, vay tiêu dùng cá nhân lãi suất huy động tăng cao vừa qua chỉ mang tính cục bộ và không phải xu hướng chung. Và trong thời gian tới nhà nước sẽ có những điều chỉnh hợp lý hơn.
Để có thể hình dung rõ rang có thể tham khảo tại đây: Vay tín chấp và các hình thức vay tiền ngân hàng khác

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Lãi suất “cắt cổ” người vay giăng bẫy khắp phố

Theo một nhân viên làm việc tại một ngân hàng tại TP.HCM, hiện nay có hai hình thức vay phổ biến đó là vay tín chấp và vay thế chấp. Vay tín chấp thì người vay cần chứng minh thu nhập, xác nhận nơi công tác; vay thế chấp thì người vay phải có tài sản cố định để đảm bảo. Còn với hình thức vay rồi góp theo ngày đó là vay “nóng”.

Nếu như vay 10 triệu mà góp 300.000 đồng/ngày và liên tục 42 ngày thì người vay phải trả 12,600 triệu đồng tính ra lãi suất khoảng 19%/tháng. Đây là lãi suất “cắt cổ” người vay, nếu ai không biết dính vào sẽ đổ nợ. Riêng trường hợp nhân viên tư vấn tín dụng tên L. đưa ra gói vay 10 triệu mỗi tháng đóng 1,397 triệu đồng/tháng, trả liên tục trong vòng 12 tháng thì suy ra lãi suất khoảng 5,6%/tháng. Với lãi suất thế này cũng quá cao so với lãi suất các ngân hàng cho vay hiện nay (khoảng 1,5%/tháng).


Một cán bộ công an Q.Gò Vấp thừa nhận nhiều cá nhân bên ngoài xã hội đứng ra cho vay “nóng” khá phổ biến. Chủ yếu hoạt động này diễn ra âm thầm giữa người vay và người cho vay thông qua viết giấy tay, tiền góp mỗi ngày hai bên tự thỏa thuận. Người đi vay “nóng” chủ yếu cần tiền gấp để xoay xở trong việc làm ăn, người thua cờ bạc, có thể là người nghiện ma túy. Người cho vay khi quyết định cho vay cũng đã tìm hiểu kỹ nhân thân, nhà cửa, nơi làm việc người đi vay.


Nguy hiểm ở chỗ khi người vay không có tiền góp mỗi ngày sẽ bị chủ nợ cộng vào tiền gốc để tiếp tục tính lãi. Lãi mẹ đẻ lãi con khi thành số tiền lớn thì chủ nợ yêu cầu người vay ra công chứng ký nhận vay nợ. Theo một cán bộ công an, trong giấy công chứng, người cho vay chỉ ghi lãi suất 1% để tránh liên lụy khi đụng đến pháp luật. Còn thực chất, mỗi ngày người vay phải đóng cho chủ nợ số tiền gấp rất nhiều lần so với lời ghi tại công chứng. Nếu người vay không chịu góp hằng ngày thì chủ nợ thường xuyên đe dọa, hoặc gạ gẫm bán rẻ nhà cửa, đất đai để xóa nợ. Chính vì điều đó gây ra rất nhiều hệ lụy khi phát sinh mâu thuẫn giữa hai bên.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Những điều kiện tối cần thiết khi vay tín chấp tại ngân hàng

Tài sản thế chấp được đề cập ở đây là một tài sản hữu hình hoặc một bất động sản đầu tư. Khái niệm trên cho thấy, vay tín chấp không phải là việc cho vay không có bảo đảm mà cao hơn, tài sản bảo đảm là sự tín nhiệm giữa người cho vay (các ngân hàng, tổ chức tín dụng) và người vay, thông thường là các doanh nghiệp. Từ những phân tích trên, có thể thấy, vay tín chấp có những đặc trưng cơ bản sau:
Điều đầu tiên khi vay tín chấp không thể thực hiện được trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Để có được sự tín nhiệm, quan hệ vay và cho vay phải trải qua một thời gian nhất định để d0a3m bảo được sự tín nhiệm.
Tiếp đến, thế chủ động trong việc quyết định cho vay tín chấp thuộc về người cho vay. Bởi lẽ, khi và chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thể quyết định cho vay tín chấp.
Tiếp theo, người vay (các doanh nghiệp) đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp. Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định để ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp.

vay-tin-chap-mua-nha