Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Lãi suất “cắt cổ” người vay giăng bẫy khắp phố

Theo một nhân viên làm việc tại một ngân hàng tại TP.HCM, hiện nay có hai hình thức vay phổ biến đó là vay tín chấp và vay thế chấp. Vay tín chấp thì người vay cần chứng minh thu nhập, xác nhận nơi công tác; vay thế chấp thì người vay phải có tài sản cố định để đảm bảo. Còn với hình thức vay rồi góp theo ngày đó là vay “nóng”.

Nếu như vay 10 triệu mà góp 300.000 đồng/ngày và liên tục 42 ngày thì người vay phải trả 12,600 triệu đồng tính ra lãi suất khoảng 19%/tháng. Đây là lãi suất “cắt cổ” người vay, nếu ai không biết dính vào sẽ đổ nợ. Riêng trường hợp nhân viên tư vấn tín dụng tên L. đưa ra gói vay 10 triệu mỗi tháng đóng 1,397 triệu đồng/tháng, trả liên tục trong vòng 12 tháng thì suy ra lãi suất khoảng 5,6%/tháng. Với lãi suất thế này cũng quá cao so với lãi suất các ngân hàng cho vay hiện nay (khoảng 1,5%/tháng).


Một cán bộ công an Q.Gò Vấp thừa nhận nhiều cá nhân bên ngoài xã hội đứng ra cho vay “nóng” khá phổ biến. Chủ yếu hoạt động này diễn ra âm thầm giữa người vay và người cho vay thông qua viết giấy tay, tiền góp mỗi ngày hai bên tự thỏa thuận. Người đi vay “nóng” chủ yếu cần tiền gấp để xoay xở trong việc làm ăn, người thua cờ bạc, có thể là người nghiện ma túy. Người cho vay khi quyết định cho vay cũng đã tìm hiểu kỹ nhân thân, nhà cửa, nơi làm việc người đi vay.


Nguy hiểm ở chỗ khi người vay không có tiền góp mỗi ngày sẽ bị chủ nợ cộng vào tiền gốc để tiếp tục tính lãi. Lãi mẹ đẻ lãi con khi thành số tiền lớn thì chủ nợ yêu cầu người vay ra công chứng ký nhận vay nợ. Theo một cán bộ công an, trong giấy công chứng, người cho vay chỉ ghi lãi suất 1% để tránh liên lụy khi đụng đến pháp luật. Còn thực chất, mỗi ngày người vay phải đóng cho chủ nợ số tiền gấp rất nhiều lần so với lời ghi tại công chứng. Nếu người vay không chịu góp hằng ngày thì chủ nợ thường xuyên đe dọa, hoặc gạ gẫm bán rẻ nhà cửa, đất đai để xóa nợ. Chính vì điều đó gây ra rất nhiều hệ lụy khi phát sinh mâu thuẫn giữa hai bên.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Những điều kiện tối cần thiết khi vay tín chấp tại ngân hàng

Tài sản thế chấp được đề cập ở đây là một tài sản hữu hình hoặc một bất động sản đầu tư. Khái niệm trên cho thấy, vay tín chấp không phải là việc cho vay không có bảo đảm mà cao hơn, tài sản bảo đảm là sự tín nhiệm giữa người cho vay (các ngân hàng, tổ chức tín dụng) và người vay, thông thường là các doanh nghiệp. Từ những phân tích trên, có thể thấy, vay tín chấp có những đặc trưng cơ bản sau:
Điều đầu tiên khi vay tín chấp không thể thực hiện được trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Để có được sự tín nhiệm, quan hệ vay và cho vay phải trải qua một thời gian nhất định để d0a3m bảo được sự tín nhiệm.
Tiếp đến, thế chủ động trong việc quyết định cho vay tín chấp thuộc về người cho vay. Bởi lẽ, khi và chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thể quyết định cho vay tín chấp.
Tiếp theo, người vay (các doanh nghiệp) đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp. Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định để ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp.

vay-tin-chap-mua-nha